Senpai là gì? Phân biệt Senpai, Kohai và Sensei khi đi XKLĐ Nhật
Cụm từ senpai không qúa xa lạ nếu bạn tìm hiểu về Nhật, nhất là những ai đang có dự định tham gia XKLĐ Nhật Bản. Vậy Senpai là gì? mối quan hệ giữa Senpai, Kohai, Sensei? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
1. Senpai, Kohai, Sensei là gì?
Senpai (先輩 【せんぱい】trong tiếng Nhật có nghĩa là tiền bối dùng để gọi những người đồng nghiệp thâm niên tại công ty hoặc cũng có thể gọi những người khá trước trường học, võ đường, hoặc câu lạc bộ thể thao.
Senpai là tiền bối, cấp trên, đàn anh/chị có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó
Khi giao tiếp ta sử dụng mẫu: Gọi tên/họ + “senpai” để thể hiện sự kính trọng với họ
Ví dụ: Nhân viên mới sẽ gọi những nhân viên cũ lâu năm của chúng tôi là “senpai“
- Kohai là gì
Ví dụ: Nhân viên mới sẽ được gọi là Kohai, học sinh năm 2 sẽ gọi học sinh năm 1 là Kohai
- Sensei là gì?
Ví dụ: Giáo viên được gọi là “sensei”.
Chú ý: “Kohai“, “senpai” và “sensei” bao gồm cả nam/nữ.
2. Phân biệt giữa senpai, kohai, sensei
Mối quan hệ giữa senpai và kohaiNếu như bạn tìm hiểu về Nhật Bản thì Senpai và Kohai có quan hệ mật thiết với nhau. Kohai sẽ luôn học hỏi và tôn trọng Senpai và senpai là người sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho Kohai. Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực công viêc mà mối quan hệ giữa Kohai và Senpai còn thể hiện tại trường học các senpai luôn là người hướng dẫn, giúp đỡ Kohai hoàn thiện chính mình
Không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường mối quan hệ giữa Senpai và Kohai còn được thể hiện tại những nơi công sở. Mối quan hệ này sẽ giúp cho công việc luôn thuận lợi và có cơ hội thăng tiến. Quá trình học hỏi lẫn nhau còn giúp cho các nhân viên trong công ty trở nên thân thiết hơn.Sensei là những người có sự khác biệt về tuổi tác và kinh nghiệm rất lớn đối với Senpai. Senpai chính là thầy giáo trong khi đó Senpai và Kohai là học sinh. Với sự khác biệt này Senpai và Kohai đều phải tỏ ra tôn trọng và học hỏi Sensei rất nhiều. Giữa Senpai và Kohai nói chuyện với nhau thân mật và tự nhiên hơn, còn Sensei thì Kohai và Senpai sẽ giữ chừng mực trong trao đổi, thể hiện sự tôn trọng đối với cấp trên
3. Văn hóa ứng xử theo cấp bậc tại Nhật Bản
- Quan hệ cấp bậc trên – dưới
Khi giao tiếp đối với người lớn tuổi, người có địa vị cao, sensei,… họ sẽ tỏ ra nhún nhường, giữ chừng mực để thể hiện sự tôn kính. Như trong cuộc họp hay một sự kiện những người có cấp bậccao sẽ vào đều tiên, giới thiệu những người tham gia cũng từ cao xuống thấp.
Khi nói chuyện cũng giữ khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, nếu ngươi có cấp bậc càng cao thì bạn phải cúi đầu càng thấp, tương tự những người đia vị cao sẽ khi bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước.
- Quan hệ tiền bối – hậu bối
Mối quan hệ này tương tự như cha mẹ và con cái rất hiển nhiên tại Nhật Bản. Kouhai có thể mong chờ từ senpai sự bảo đảm và giúp đỡ, đôi khi cả sự bảo vệ che chở. Tương tự như đối với cấp trên, Kohai sẽ tỏ thái độ nhún nhường và tôn trọng với sempai, khi nhờ vả senpai luôn nhờ một cách lịch sự, luôn dùng những từ như: phiền, xin lỗi, cảm ơn…
4. Những lợi ích từ Senpai đối với những người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Chúng tôi, đa số các đơn hàng tiếp nhận hàng tháng của chúng tôi đều là nghiệp đoàn truyền thống của chúng tôi và đều có lao động Việt đã và đang làm việc tại đây. Do đó, chúng tôi không hề ngần ngại chia sẻ cho lao động thông tin của các Senpai nếu có nhu tìm hiểu.